logo-tapnews
tiếng nói người Việt toàn cầu

Đối tác ở châu Á tích cực với Hoa Kỳ, Trung Quốc đang bị “bao vây”?

Ngày đăng: 20/4/2025

(TAP) – Theo CNN, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với đất nước tỷ dân ngày càng leo thang và chưa có dấu hiệu dừng lại, Washington, D.C buộc phải trở thành đối trọng trước một Bắc Kinh không có ý định nhượng bộ. Cách thức hữu hiệu nhất là tranh thủ đồng minh, thay vì đối đầu đơn độc. Bộ trưởng Bộ Tài chính nói các quốc gia châu Á, gần đây đều có động thái tích cực với Hoa Kỳ, đồng thời cho rằng Trung Quốc đang bị “bao vây”.

Trong báo cáo “Tại sao ông Trump phải tranh giành đồng minh trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc “ (Why Trump is scrambling for allies in his trade war with China) do CNN đăng tải, tờ báo này nói rằng, Nhà Trắng bắt đầu xem xét việc tập hợp các đồng minh để gia tăng sức ép lên Bắc Kinh. Đây được cho là chiến lược có thể khai thác sức mạnh toàn cầu cũng như ảnh hưởng thương mại của Hoa Kỳ nhằm buộc đất nước tỷ dân phải thay đổi các hành vi liên quan đến tiếp cận thị trường, trộm cắp tài sản trí tuệ, gián điệp công nghiệp và nhiều vấn đề khác. Tại cuộc phỏng vấn gần đây với Fox Business, Bộ trưởng Bộ Tài chính (Department of the Treasury) – ông Scott Bessent tiết lộ, nhiều quốc gia ở châu Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và cả Việt Nam đã đồng ý đàm phán thương mại với Washington, D.C. Ông Bessent nhận định, Bắc Kinh đang dần bị “bao vây” (surrounded), đồng thời nhấn mạnh mục tiêu chung trong các cuộc đàm phán là “làm sao để Trung Quốc phải tái cân bằng?” (How do we get China to rebalance) – điều được giới chức Nội các của Tổng thống gọi là “chiến thắng lớn” (bigwin) nếu đạt được.

Đối tác ở châu Á tích cực với Hoa Kỳ, Trung Quốc đang bị “bao vây”?

Hoa Kỳ cho rằng, Trung Quốc đang dần bị “bao vây” trong cuộc cạnh tranh thuế quan (Nguồn: The State Council of the People's Republic of China)

Cũng liên quan đến câu hỏi tại sao đồng minh nên giúp Hoa Kỳ trong cuộc đối đầu thương mại với Trung Quốc, nhất là khi ông Donald Trump mới đây đã có động thái cứng rắn đối với tất cả đối tác, Thư ký báo chí Nhà Trắng – bà Karoline Leavitt nói chính đồng minh đang là bên chủ động tiếp cận, bày tỏ thái độ cần Washington, D.C cũng như thị trường và người tiêu dùng Mỹ. Mặc dù các cuộc đàm phán ở châu Á đang cho thấy tín hiệu lạc quan, suốt tuần qua, lãnh đạo Nhà Trắng lại nhiều lần lên tiếng chỉ trích Liên minh châu Âu (European Union, viết tắt: EU), cho rằng tổ chức này được lập ra chỉ để gây thiệt hại cho thương mại Washington, D.C. Phó Tổng thống JD Vance cũng thể hiện quan điểm này tại các sự kiện quốc tế có lãnh đạo EU như Diễn đàn An ninh Munich (Munich Security Conference) và những cuộc thảo luận nội bộ liên quan đến Yemen.

Ở khu vực Tây bán cầu, tình hình cũng không mấy khả quan khi quan hệ thương mại Hoa Kỳ - Canada – Mexico, liên minh từng được xem là “bức tường tiềm năng” (potential bulwark) chống lại Trung Quốc, cũng trở nên căng thẳng dưới thời ông Trump. Tân Thủ tướng Canada – ông Mark Carney công khai cảnh báo rằng, mối quan hệ truyền thống giữa chính quyền Ottawa (thủ đô Canada) và Washington, D.C đứng trước nguy cơ tan vỡ. Trên thực tế, ý tưởng “liên minh” (unit) chống Bắc Kinh từng được thực hiện thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, viết tắt: TPT), bao gồm 12 quốc gia như Canada, Nhật Bản, Mexico, Úc cùng nhiều nước khác, tất nhiên ngoại trừ Trung Quốc. Tuy nhiên, vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống (2017), ông Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi TPP và đóng lại cánh cửa Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (Transatlantic Free Trade Area, viết tắt: TTIP) – vốn được thiết kế nhằm kết nối 02 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đối tác ở châu Á tích cực với Hoa Kỳ, Trung Quốc đang bị “bao vây”?

Truyền thông cho rằng, Hoa Kỳ nên tranh thủ đồng minh, thay vì đối đầu đơn độc với Bắc Kinh (Nguồn: X “@WhiteHouse”)

Nhận định từ tờ CNN, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng, Washington, D.C không thể tự mình định hình lại trật tự thương mại quốc tế. Nếu không có đồng minh, chiến lược chống lại hoạt động thương mại thiếu công bằng của Trung Quốc có nguy cơ biến thành một cuộc chiến cô lập – phần thua khả năng nghiêng về phía Hoa Kỳ.

Kelvin Huynh

Loading comments...

Bài viết liên quan

mới nhất

Quảng cáo

Halfpage_AD_300x600px
Halfpage_AD_300x600px
Halfpage_AD_300x600px